Mình đọc cuốn sách này thực sự là nhờ duyên. Mình vốn rất thích đọc những cuốn sách khám phá ẩm thực. Thế rồi không biết từ đâu anh bạn thân có cuốn này trên kệ sách, thế là vớ lấy và ngấu nghiến đọc. ‘Miếng ngon Hà Nội’ là một bút ký của nhà văn Vũ Bằng, một nhà văn người Hà Nội gốc và rất sành về các món ăn Hà Nội. Ðọc ‘Miếng ngon Hà Nội’ mới hay cuốn sách đâu chỉ viết về miếng ngon mà còn nói với chúng ta nhiều hơn về Hà Nội, về đất nước. Mô tả món ăn mà như thơ, nghe nói về món ăn mà như thấy từng nét quê hương, từng nỗi lòng đau đáu.
Bạn đang xem: Món ngon hà nội vũ bằng
Xuyên sốt cuốn sách, 15 món ngon nức tiếng, mang đậm nét ẩm thực độc đáo của xứ Bắc Việt đã được Vũ Bằng mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, từ nguyên liệu, cách bài trí, đến cách ăn, cách thưởng thức của người dân ở vùng đất này. Đó là các món mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm. Đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
Thật lòng mà nói tôi nghĩ khó có ai viết về cái đẹp ẩm thực lại thật say mê và đầy nhớ nhung như Vũ Bằng trong ‘Miếng ngon Hà Nội’. Với Vũ Bằng, các món ăn không chỉ là những gì làm ta no bụng, mà ông còn đón nhận, cảm nhận, lưu giữ những xúc cảm về nó bằng tất cả sự trân trọng thiêng liêng. Miếng ngon Hà Nội trong kí ức tác giả vừa dân dã, vừa chất chơi. Đọc ‘Miếng ngon Hà Nội’ tôi có thể cảm nhận được những món quà đó rất ngon, ngon tuyệt vời, ngon đến mức vừa đọc vừa nuốt nước miếng, đọc xong thì ấn tượng không phai. Không chỉ có thế, sau những miếng ngon ấy chính là cái hồn của người Hà Nội, là cái hồn văn hóa của vùng quê Bắc Việt.

LINK MUA SÁCH
Vũ Bằng viết về món ăn, nhưng sao tôi lại thấy xúc động về những con người nơi ấy – thấm đẫm cái tình, cái ấm cúng của mảnh đất này. Nét đẹp ẩm thực ở đây nó mang mọi người đến thật gần bên nhau, mỗi món ăn – hay cũng chính là mỗi ký ức đẹp – gắn liền với con người Hà Nội xưa cũ. Cảm nhận bằng vị giác, thính giác, nhãn quang… đều rất tinh tế, chi tiết, rất đậm chất cá nhân, thể hiện rõ cái gu của người thưởng thức. Đặc biệt hơn cả là cách ông liên tưởng vẻ đẹp của mỗi món ăn với cái nét đẹp của tuổi xuân thì của người con gái, chân thực như vậy, vừa gợi tả, gợi cảm lại gợi tình như vậy, chắc chỉ có Vũ Bằng mới làm được.
Không phải người con của Hà Nội, nhưng khi đọc cuốn sách này không hiểu tại sao bản thân mình lại thấy yêu Hà Nội xưa làm sao, nó cổ kính, trầm mặc, thanh tịnh và đẹp đến nhường nào. Không phải là người Hà Nội nhưng khi đọc và cảm nhận cuốn sách này không hiểu sao lại có cảm giác thật thân quen, thật ấm áp. Có lẽ cái hồn cốt của món ăn đã dẫn vượt ra khỏi biên giới mảnh đất tác giả hướng đến, nó mang cả hơi thở của hương đồng gió nội nước Việt thân yêu. Thậm chí tôi còn háo hức muốn 1 lần đặt chân lên đất Hà Thành để thử xem, có đúng là những món quà đó ngon như tác giả nói hay không.
Qua cách miêu tả của Vũ Bằng thì món Phở bò riêng ở xứ Bắc Việt thực sự là tuyệt tác nghệ thuật đỉnh cao.
Đọc cách Vũ Bằng quan sát từ xa quán phở bò mà thấy nức lòng: ‘Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí, quyến rũ ta như mây khói chùa Hương, đẩy bước chân ta, thúc bách ta… Qua làn cửa kính đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm: chín có, tái có, sụn có, mỡ gàu có, vè cũng có… Người bán hàng thỉnh thoảng lại mở nắp cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu… Trông mà thèm quá!’.
Xem thêm: Cách Nấu Cá Chép Cho Bà Bầu, Cách Nấu Cháo Cá Chép Ngon An Thai Cho Bà Bầu
Vũ Bằng bảo một bát phở ngon phải có nước dùng hạp miệng, bánh phở mỏng, trắng muốt, gia nêm vừa đủ dùng, ăn không bứ, không ngấy. Chỉ chừng ấy đã thôi thúc tôi nhất định phải một lần ăn phở ở Thủ Đô, nhất định phải cố gắng nấu được một nồi nước dùng thiệt ngon. Có thể nó không mang hương vị gốc nhưng phải thịt ngọt, cái ngọt từ tự nhiên, từ xương chứ không phải từ mì chín, đường. Cái vị ngọt chỉ cần chạm đầu môi thôi cũng đã cảm nhận vị ngon đến đầu lưỡi.

Miếng ngon Hà Nội – Quyển sách này dạy ta cái nghệ thuật cần thiết bậc nhất để thấy sống là vui
LINK MUA SÁCHNhưng nhắc đến Hà Nội, món mà tôi thích nhất, nhớ nhất, thèm nhất và mong ngóng được nhận quà nhất mỗi khi có ai ra Bắc lại chính là Cốm. ‘Cốm Vòng là thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội – đặc biệt vì mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biêt hơn nữa là khắp các nẻo đường đất nước chỉ có Hà Nội có cốm thôi… Muốn thưởng thức được hết hương vị của cốm phải căn cốm không, và chỉ ăn cốm không thôi. Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.’
Chao ôi, chỉ món Cốm thui mà cách tác giả miêu tả làm cho nó trở nên kiêu kỳ, thanh lịch và cao quý biết làm sao. Không hiểu lý do gì, mà khi đọc đến phần Cốm Vòng tôi lại tưởng tượng đến cảnh mình đang đi giữa đồng lúa xanh mát tại làng quê Bắc Bộ, con gió thu nhẹ thổi qua và bàn tay chạm khẽ qua từng dãy lúa. Chỉ đến thế thôi mà thấy nó thanh bình đến lạ kì.
Trong cuộc sống hiện tại ngày nay, có lẽ ẩm thực xứ Bắc cũng biến chuyển và đổi thay để phù hợp hơn nhưng với ‘Miếng ngon Hà Nội’, từng thức quà ngon Hà Nội vẫn hiện lên sống động và đầy chất thơ, mọi thứ hấp dẫn và tươi mới như còn mới hôm qua. Xuyên suốt hành trình là lời văn đậm kí ức, tình cảm với ẩm thực truyền thồng của tác giả, việc sử dụng nhiều từ ngữ dân dã, cách so sách đầy sáng tạo đã tạo nên một Việt Nam danh tác rất độc đáo, gần gũi và thú vị với người yêu khám phá ẩm thực truyền thống.
Nếu như có ai đó nói rằng ‘nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ’. Thì khi đọc ‘Món ngon Hà Nội’ tôi lại nghĩ ‘bản thân món ăn đã là một nghệ thuật, còn người thưởng thức món ăn, tìm ra được cái tinh túy trong nó chính là nghệ sĩ’. Và Vũ Bằng là một nghệ sĩ như thế. Đương nhiên, làm sao không nghệ sĩ cho được khi mà những món ăn giản dị của Hà Nội khi qua ngòi bút của ông lại trở thành cao lương mĩ vị khiến người ta phải thòm thèm, nhớ đến hương vị của kỷ niệm, hương vị của kí ức tuổi thơ, làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn đến thế..
Khép lại cuốn sách, ngấm nhìn trang bìa cũng làm tôi thèm cắn quá một miếng bánh cốm dẻo ngọt, thèm lắm được nếm vị nước dùng siêu ngon để chan lên tô phở thơm phức. Cảm ơn Vũ Bằng đã mang đến cho tôi một Hà Nội trong lòng mình ngay giữa Sài Gòn nhộn nhịp. Nhất định sẽ một lần tôi sẽ đặt chân đến mảnh đất Thủ Đô cùng người thương để thưởng thức hết miếng ngon ấy.
Xem thêm: Những Công Dụng Của Gà Ác – #1 Gà Ác Hầm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì
Để có nhiều gợi ý hơn về những cuốn sách hay, ý nghĩa các bạn có thể tham khảo tại chuyên mục ‘BOOKS’ trên trang web hoặc theo dõi fanpage của Y5 Study nhé.
Mình đọc cuốn sách này thực sự là nhờ duyên. Mình vốn rất thích đọc những cuốn sách khám phá ẩm thực. Thế rồi không biết từ đâu anh bạn thân có cuốn này trên kệ sách, thế là vớ lấy và ngấu nghiến đọc. ‘Miếng ngon Hà Nội’ là một bút ký của nhà văn Vũ Bằng, một nhà văn người Hà Nội gốc và rất sành về các món ăn Hà Nội. Ðọc ‘Miếng ngon Hà Nội’ mới hay cuốn sách đâu chỉ viết về miếng ngon mà còn nói với chúng ta nhiều hơn về Hà Nội, về đất nước. Mô tả món ăn mà như thơ, nghe nói về món ăn mà như thấy từng nét quê hương, từng nỗi lòng đau đáu.
Bạn đang xem: Món ngon hà nội vũ bằng
Xuyên sốt cuốn sách, 15 món ngon nức tiếng, mang đậm nét ẩm thực độc đáo của xứ Bắc Việt đã được Vũ Bằng mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, từ nguyên liệu, cách bài trí, đến cách ăn, cách thưởng thức của người dân ở vùng đất này. Đó là các món mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm. Đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
Thật lòng mà nói tôi nghĩ khó có ai viết về cái đẹp ẩm thực lại thật say mê và đầy nhớ nhung như Vũ Bằng trong ‘Miếng ngon Hà Nội’. Với Vũ Bằng, các món ăn không chỉ là những gì làm ta no bụng, mà ông còn đón nhận, cảm nhận, lưu giữ những xúc cảm về nó bằng tất cả sự trân trọng thiêng liêng. Miếng ngon Hà Nội trong kí ức tác giả vừa dân dã, vừa chất chơi. Đọc ‘Miếng ngon Hà Nội’ tôi có thể cảm nhận được những món quà đó rất ngon, ngon tuyệt vời, ngon đến mức vừa đọc vừa nuốt nước miếng, đọc xong thì ấn tượng không phai. Không chỉ có thế, sau những miếng ngon ấy chính là cái hồn của người Hà Nội, là cái hồn văn hóa của vùng quê Bắc Việt.

LINK MUA SÁCH
Vũ Bằng viết về món ăn, nhưng sao tôi lại thấy xúc động về những con người nơi ấy – thấm đẫm cái tình, cái ấm cúng của mảnh đất này. Nét đẹp ẩm thực ở đây nó mang mọi người đến thật gần bên nhau, mỗi món ăn – hay cũng chính là mỗi ký ức đẹp – gắn liền với con người Hà Nội xưa cũ. Cảm nhận bằng vị giác, thính giác, nhãn quang… đều rất tinh tế, chi tiết, rất đậm chất cá nhân, thể hiện rõ cái gu của người thưởng thức. Đặc biệt hơn cả là cách ông liên tưởng vẻ đẹp của mỗi món ăn với cái nét đẹp của tuổi xuân thì của người con gái, chân thực như vậy, vừa gợi tả, gợi cảm lại gợi tình như vậy, chắc chỉ có Vũ Bằng mới làm được.
Không phải người con của Hà Nội, nhưng khi đọc cuốn sách này không hiểu tại sao bản thân mình lại thấy yêu Hà Nội xưa làm sao, nó cổ kính, trầm mặc, thanh tịnh và đẹp đến nhường nào. Không phải là người Hà Nội nhưng khi đọc và cảm nhận cuốn sách này không hiểu sao lại có cảm giác thật thân quen, thật ấm áp. Có lẽ cái hồn cốt của món ăn đã dẫn vượt ra khỏi biên giới mảnh đất tác giả hướng đến, nó mang cả hơi thở của hương đồng gió nội nước Việt thân yêu. Thậm chí tôi còn háo hức muốn 1 lần đặt chân lên đất Hà Thành để thử xem, có đúng là những món quà đó ngon như tác giả nói hay không.
Qua cách miêu tả của Vũ Bằng thì món Phở bò riêng ở xứ Bắc Việt thực sự là tuyệt tác nghệ thuật đỉnh cao.
Đọc cách Vũ Bằng quan sát từ xa quán phở bò mà thấy nức lòng: ‘Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí, quyến rũ ta như mây khói chùa Hương, đẩy bước chân ta, thúc bách ta… Qua làn cửa kính đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm: chín có, tái có, sụn có, mỡ gàu có, vè cũng có… Người bán hàng thỉnh thoảng lại mở nắp cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu… Trông mà thèm quá!’.
Xem thêm: Cách Nấu Cá Chép Cho Bà Bầu, Cách Nấu Cháo Cá Chép Ngon An Thai Cho Bà Bầu
Vũ Bằng bảo một bát phở ngon phải có nước dùng hạp miệng, bánh phở mỏng, trắng muốt, gia nêm vừa đủ dùng, ăn không bứ, không ngấy. Chỉ chừng ấy đã thôi thúc tôi nhất định phải một lần ăn phở ở Thủ Đô, nhất định phải cố gắng nấu được một nồi nước dùng thiệt ngon. Có thể nó không mang hương vị gốc nhưng phải thịt ngọt, cái ngọt từ tự nhiên, từ xương chứ không phải từ mì chín, đường. Cái vị ngọt chỉ cần chạm đầu môi thôi cũng đã cảm nhận vị ngon đến đầu lưỡi.

Miếng ngon Hà Nội – Quyển sách này dạy ta cái nghệ thuật cần thiết bậc nhất để thấy sống là vui
LINK MUA SÁCHNhưng nhắc đến Hà Nội, món mà tôi thích nhất, nhớ nhất, thèm nhất và mong ngóng được nhận quà nhất mỗi khi có ai ra Bắc lại chính là Cốm. ‘Cốm Vòng là thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội – đặc biệt vì mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biêt hơn nữa là khắp các nẻo đường đất nước chỉ có Hà Nội có cốm thôi… Muốn thưởng thức được hết hương vị của cốm phải căn cốm không, và chỉ ăn cốm không thôi. Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.’
Chao ôi, chỉ món Cốm thui mà cách tác giả miêu tả làm cho nó trở nên kiêu kỳ, thanh lịch và cao quý biết làm sao. Không hiểu lý do gì, mà khi đọc đến phần Cốm Vòng tôi lại tưởng tượng đến cảnh mình đang đi giữa đồng lúa xanh mát tại làng quê Bắc Bộ, con gió thu nhẹ thổi qua và bàn tay chạm khẽ qua từng dãy lúa. Chỉ đến thế thôi mà thấy nó thanh bình đến lạ kì.
Trong cuộc sống hiện tại ngày nay, có lẽ ẩm thực xứ Bắc cũng biến chuyển và đổi thay để phù hợp hơn nhưng với ‘Miếng ngon Hà Nội’, từng thức quà ngon Hà Nội vẫn hiện lên sống động và đầy chất thơ, mọi thứ hấp dẫn và tươi mới như còn mới hôm qua. Xuyên suốt hành trình là lời văn đậm kí ức, tình cảm với ẩm thực truyền thồng của tác giả, việc sử dụng nhiều từ ngữ dân dã, cách so sách đầy sáng tạo đã tạo nên một Việt Nam danh tác rất độc đáo, gần gũi và thú vị với người yêu khám phá ẩm thực truyền thống.
Nếu như có ai đó nói rằng ‘nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ’. Thì khi đọc ‘Món ngon Hà Nội’ tôi lại nghĩ ‘bản thân món ăn đã là một nghệ thuật, còn người thưởng thức món ăn, tìm ra được cái tinh túy trong nó chính là nghệ sĩ’. Và Vũ Bằng là một nghệ sĩ như thế. Đương nhiên, làm sao không nghệ sĩ cho được khi mà những món ăn giản dị của Hà Nội khi qua ngòi bút của ông lại trở thành cao lương mĩ vị khiến người ta phải thòm thèm, nhớ đến hương vị của kỷ niệm, hương vị của kí ức tuổi thơ, làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn đến thế..
Khép lại cuốn sách, ngấm nhìn trang bìa cũng làm tôi thèm cắn quá một miếng bánh cốm dẻo ngọt, thèm lắm được nếm vị nước dùng siêu ngon để chan lên tô phở thơm phức. Cảm ơn Vũ Bằng đã mang đến cho tôi một Hà Nội trong lòng mình ngay giữa Sài Gòn nhộn nhịp. Nhất định sẽ một lần tôi sẽ đặt chân đến mảnh đất Thủ Đô cùng người thương để thưởng thức hết miếng ngon ấy.
Xem thêm: Những Công Dụng Của Gà Ác – #1 Gà Ác Hầm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì
Để có nhiều gợi ý hơn về những cuốn sách hay, ý nghĩa các bạn có thể tham khảo tại chuyên mục ‘BOOKS’ trên trang web hoặc theo dõi fanpage của Y5 Study nhé.
Trả lời