Bạn đang xem: cách làm gà khìa Tại Ẩm thực Việt
Nếu lòng gà được xào, nấu hay nướng đã khiến bạn bí thực đơn mới cho bữa cơm gia đình thì hôm nay những món ăn ngon sẽ mang đến cho bạn bí kíp làm lòng gà khìa nước dừa thơm ngon hấp dẫn.
Lòng gà khìa với nước dừa là một món ăn khá thân quen với người Việt, nhất là người dân vùng Nam Bộ. Vị bùi bùi của lòng gà kết hợp với vị ngòn ngọt, ngầy ngậy của nước dừa hứa hẹn sẽ mang đến cho người ăn một hương vị khó quên.
Cách làm lòng gà khìa nước dừa
Video đang HOT
Chuẩn bị nguyên liệu
Lòng gà: 500gr
Dừa xiêm: 1 quả
Hành tím: 100g
rĐậu phộng: 100gr
Tỏi: 1 củ
Ngũ vị hương : 1 muỗng canh
Tương ớt : 1 muỗng canh
Sả: 1 củ to
Hành lá, ớt
Gia vị: muối, giấm ăn, tiêu, đường, hạt nêm , dầu ăn
Cách thực hiện lòng gà khìa nước dừa
Bước 1: Sơ chế lòng gà
Sơ chế lòng gà luôn là bước làm đầu tiên mỗi khi bạn bắt tay vào chế biến các món ăn liên quan đến lòng gà.
Có nhiều cách để sơ chế lòng gà khác nhau miễn sao sau khi sơ chế lòng gà được loại bỏ hết nhớt và không có mùi hôi tanh. Bạn có thể thử 1 trong những cách làm lòng gà sạch dưới đây:
Cách 1: Sau khi rửa qua lòng gà với nước thì bóp chúng với muối trắng khoảng 3 phút, rồi rửa lại bằng nước cho sạch. Tiếp tục bóp lòng gà lại 1 lần nữa với giấm ăn hoặc nước cốt chanh, xả lại nhiều lần với nước.
Cách 2: Bóp lòng gà với muối trong 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Đun sôi 1 nồi nước, cho 1 ít muối và 1 ít gừng đập giập vào, cho lòng gà vào trần sơ khoảng 2 phút thì vớt nhanh ra chậu nước lạnh. Cuối cùng vớt lòng gà ra rổ cho ráo nước.
Lòng gà sau khi được sơ chế sạch sẽ bạn đem đi cắt thành khúc vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Để lòng gà khìa nước dừa thơm ngon béo ngậy thì bạn nên chọn mua dừa xiêm bánh tẻ thì sẽ có nhiều nước và nước ngọt thanh mát. Bổ dừa ra chỉ lấy phần nước bên trong.
Đậu phộng rang chín, xát bỏ vỏ và giã nhỏ.
Hành tím bóc vỏ, đập giập rồi băm nhỏ. Tiến hành làm tương tự với sả và tỏi.
Hành lá nhặt rễ, lá úa, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 3: Ướp lòng gà
Để thành phẩm được thơm ngon, ngấm đều gia vị thì bạn nên ướp gia vị trước khi khìa khoảng 15-20 phút.
Ướp lòng gà vừa thái với 1 muỗng canh ngũ vị hương, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 muống tương ớt , chỗ hành băm, tỏi băm, sả băm và thêm 1 ít tiêu say. Trộn đều tất cả chúng với nhau và để 15-20 phút.
Bước 4: Thực hiện làm lòng gà khìa nước dừa
Bắc nồi lên bếp đun với lửa lớn. Khi nồi nóng cho vào 1 thìa canh dầu ăn, dầu sôi thì cho chỗ hành băm còn lại vào phi thơm lên.
Trút toàn bộ chỗ lòng gà vừa được ướp gia vị vào nồi xào nhanh, đảo đều tay liên tục. Khi thấy lòng gà bắt đầu săn lại thì cho nước dừa vào và đậy vung để đun.
Nếu thấy nước trong nồi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ, đun cho đến khi lòng gà chín mềm và nước hơi cạn là được.
Nêm nếm lại gia vị lần nữa sao cho vừa miệng là được. Cho hành lá vào đảo đều lên rồi tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Múc lòng gà khìa nước dừa ra đĩa, rắc thêm lên trên đậu phộng giã nhỏ là ta đã hoàn thành xong món ăn. Món ăn này nên được ăn với cơm nóng hoặc bún và rau sống.
Yêu cầu thành phẩm lòng gà khìa nước dừa
Khi khìa nước dừa, bạn phải canh lửa thật cẩn thận để sao cho lòng gà vừa chín mềm mà nước dừa không bị cạn hết, dẫn đến khê hoặc cháy.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn khi có sự kết hợp của hương sắc hài hòa. Nhìn vào có màu vàng óng của lòng gà được tẩm ướp ngũ vị, khi ăn thấy được bùi bùi, béo ngậy của lòng gà với nước dừa.
Với cách làm lòng gà khìa nước dừa mà những món ăn ngon vừa giới thiệu chắc hẳn bạn sẽ thấy thật hấp dẫn và muốn lăn vào bếp ngay. Vậy hãy bắt tay thể hiện tài nội trợ của mình đi nào. Chúc các bạn thành công!
9X Sài thành chia sẻ công thức làm bánh bột lọc tôm thịt bắt mắt, tiết lộ thứ không thể thiếu của món ăn
Xuân Mơ cho biết, để bánh bột lọc thành công, ngon miệng nhất là ở chén nước mắm, vì nước mắm không ngon thì bao cố gắng ở phần làm bánh giảm đi rất nhiều.
Bánh bột lọc trần nhân tôm thịt là món ăn được nhiều người yêu thích và khi ăn thường được chấm cùng nước mắm. Cách làm bánh bột lọc ngon chuẩn vị Huế không khó và các chị em có thể tự làm tại nhà nếu như áp dụng theo công thức dưới đây của cô nàng có tên Xuân Mơ (24 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM).
Xuân Mơ cho biết, hiện cô đang làm nội trợ, làm mẹ toàn thời gian, cộng thêm vài công việc lặt vặt kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên bắt đầu từ đợt dịch thứ 4 hồi cuối tháng 5, cô về ở với ba mẹ tại Bình Phước, tính tới nay là hơn 3 tháng rồi. Với sở thích làm bếp cộng với thời gian rảnh rỗi nhiều nên hầu như ngày nào cô cũng làm bánh cho gia đình ăn.
Công thức làm bánh bột lọc này là do Xuân Mơ xem trên mạng, rồi tự điều chỉnh ra công thức của riêng bản thân cho phù hợp với khẩu vị. Với món bánh bột lọc trần này, theo cô khâu khó nhất là khâu nhồi bột và gói bánh. Nhồi là phải nhồi nước sôi 100⁰C mới ngon, nên rất nóng, phải nhanh tay. Còn đoạn gói cũng khá cực vì bánh này be bé ăn mới ngon và vừa miệng, mà bé thì khó gói, dễ xì nhân.
”Để bánh bột lọc thành công, ngon miệng nhất là ở chén nước mắm, vì nước mắm không ngon thì bao cố gắng ở phần làm bánh giảm đi rất nhiều, dù rằng khâu làm nhân – nhồi bột – gói bánh cực hơn nhiều lần so với làm nước mắm. Tuy nhiên nước chấm là thứ quyết định linh hồn của món bánh bột lọc” – 9X chia sẻ.
”Mình ít khi ở nhà ba mẹ, tính ra mình đi học, đi làm, rồi lấy chồng sinh con, xa gia đình cũng gần 10 năm rồi. Đây là thời gian mình về và ở lại nhà lâu nhất trong gần 10 năm qua. Đợt này ở nhà hơn 3 tháng, nên mình hay làm bánh lắm, mà bánh bột lọc là làm nhiều, vì ba với em trai mình thích món này.
Mình làm rồi có mang mời dì và bạn của mẹ ăn, mọi người khen ngon, còn xúi mình làm bán nữa. Hihi. Lúc mình chia sẻ lên mạng, mình thấy mọi người khen nên vui lắm, bạn của mình ở Mỹ còn nhắn tin chọc là “sao cái gì mày cũng biết làm hết vậy!”, nó chọc vậy thôi, chắc mình làm nó cảm thấy nhớ nhà, nhớ bà nội qua dĩa bánh, vì nó là con trai xứ Huế” – Xuân Mơ hào hứng chia sẻ.
Sau đây là công thức làm bánh bột lọc trần nhân tôm thịt của Xuân Mơ.
Nhân bánh:
Nguyên liệu:
250g tép
250g thịt ba rọi
Gia vị: hành tím, tiêu, hạt nêm, đường, mắm, hạt cà ri, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
Tép cắt đầu đuôi, rửa sạch để ráo, ướp hành tím, hành lá, tiêu, hạt nêm, đường theo khẩu vị.
Thịt ba rọi rửa ráo, cắt sợi tăm, ướp tiêu, hạt nêm, đường, nước mắm, hành theo khẩu vị. Thịt thì ướp nước mắm cho thơm còn tôm thì không, vì tôm ướp nước mắm thịt co lại, bị chảy nước không ngon nữa.
Bỏ hạt cà ri với dầu vào phi lấy màu vàng, rồi vớt hạt cà ri bỏ (không có hạt cà ri thì bỏ qua, dùng dầu điều dạng sẵn thay thế, nếu không có nữa thì bỏ qua luôn). Hành tím cắt mỏng cho vào dầu phi thơm, xào tép với lửa to đến khi tép vừa chín tới là vớt ra, xào lửa to để tép không ra nước. Tiếp theo xào thịt chín, nêm lại cho vừa, vớt ra để riêng thịt và tép.
Vỏ bánh:
Nguyên liệu:
600g bột năng hoặc tinh bột năng
500ml nước sôi 100⁰C
Muối, dầu ăn
Cách làm:
Trộn bột năng với 1 muỗng cà phê muối, cho thêm 50ml dầu ăn, nước thật sôi đổ từ từ vào, đeo bao tay nhồi thật mịn khối bột. Lượng nước tùy vào bột cũ hay mới nên mình sẽ cho từ từ thôi. Nhồi được một khối mịn dẻo, hơi ướt nhưng không dính âu là được. Để bột nghỉ 15 phút.
Bột chia làm 4 hoặc 6, vo tròn, dùng chày cán mỏng, cán càng mỏng thì thành quả ăn càng ngon tuy nhiên mỏng quá khi gói sẽ dễ rách. Dùng khuôn/ly có đường kính khoảng 5-6cm nhấn hình tròn. Cứ làm vậy đến hết bột. Mỗi chiếc bánh lấy nhân có một miếng thịt, 1 miếng tôm, rồi nhấn hàn mép lại. Làm vậy cho đến hết.
Luộc bánh:
Nước sôi, thả bánh vào, luộc đến khi bánh nổi lên thì vớt ra thau nước đá, rồi vớt ra đĩa, thêm mỡ hành, hành phi.
Nước mắm: 1 mắm, 1 đường, 4 nước, nấu sôi để nguội, thêm tỏi ớt băm nữa là nước mắm bao húp.
Tuy nhiên tùy vào nước mắm dùng để nấu là loại nào, có độ đạm bao nhiêu để điều chỉnh lượng đường hợp khẩu vị nhé
Ba chỉ heo đông lạnh đừng luộc hay kho, đem chiên sả ớt ngon quên lối về Thịt ba chỉ có thể chế biến nhiều món ngon bởi đây là phần thịt có cả nạc và mỡ của con heo. Ba chỉ heo đông lạnh nấu cách này ngon lạc lối. Bên cạnh những món thịt ba chỉ luộc, quay, nướng… thì đã bao giờ bạn được thưởng thức món thịt ba chỉ rán sả ớt chưa? Bạn thử tưởng…
Trả lời